MỘT SỐ HÌNH ẢNH, TƯ LIỆU VỀ ĐGH JOHN PAUL II (1978 - 2005) 27-04-2011 18:37:28 GMT +7
NguoiAnGiang biên tập
Tôi tên Lolek. Và đây là câu chuyện của tôi...
Karol Józef Wojtyła sinh vào ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại Wadowice, miền nam Ba Lan, cách Kraków 50 cây số. Là con út trong một gia đình có ba người con, cô chị chết từ khi còn nhỏ. Cha ông là Karol Wojtyka một cựu sĩ quan trong quân đội Habsburg và mẹ là Emilia Kaczorowka. Bà là con của một viên chức chính phủ và chính bà là người đã truyền lại lòng đạo đức sâu sắc cho ông. Theo lời kể của giáo hoàng thì chính mẹ ông "là người đã tạo ra món quà tôn giáo kỳ diệu cho gia đình Wojtyla". Ngay từ đầu, bà đã muốn Karol trở thành một tu sĩ. Bà thường nói với những người hàng xóm: "Lolek (một cách gọi Karol) của tôi sẽ trở thành một người vĩ đại".
Trong trường tiều học dành cho trẻ em trai ở Wadowice, ông tỏ ra là một học sinh xuất sắc. Trong phiếu báo điểm đầu tiên, cậu được các điểm "rất tốt" về tôn giáo, hành vi, vẽ, hát, trò chơi, thể dục và "tốt" trong tất cả các môn còn lại. Ông rất thích thể thao, là thủ môn cho đội tuyển nhà trường. Ông được rước lễ lần đầu lúc 9 tuổi, được lãnh bí tích thêm sức lúc 17 tuổi. Mẹ ông qua đời ngày 13 tháng 4 năm 1929, lúc ông mới 9 tuổi. Giấy chứng tử của bà ghi bà bị sung huyết tim và thận.
Ở tuổi 11, Karol vào học trường trung học dành cho nam sinh của Wadowice. Cũng trong năm đó, ông trở thành một chú bé giúp lễ và có mối quan hệ gần gũi với linh mục Kazimiers Figlewicz. Ngày 5 tháng 12 năm 1932 anh ông là Edmund qua đời khi đang chăm sóc những người bị bệnh dịch. Sau này, trong một giây phút giãi bày tâm sự hiếm hoi, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã kể lại với tác giả người Pháp André Frossard: "Cái chết của anh tôi có thể đã tác động tới tôi sâu sắc hơn cái chết của mẹ, do những hoàn cảnh riêng biệt, tất nhiên là đau thương và do tôi đã lớn hơn".
Trong thời gian này ông cũng đã đến với sân khấu. Nhiều trong số các vở kịch được diễn trên sân khấu của trường trung học là do Karol Wojtyla đạo diễn. Những vở kịch này thường đề cập tới những chủ đề yêu nước. Karol cũng thích khiêu vũ, ông có thể khiêu vũ thoải mái với các điệu polonaise, mazurka, valse, tango. Vào cuối những năm trung học, ông đã quen biết với Mieczyslaw Kotlarczyk - một nhà trí thức, người đã sáng lập Nhà hát Đại học nghiệp dư ở Wadowice. Ngày 6 tháng 5 năm 1938, tổng giám mục địa phận Kraków, Adam Sapieha đến Wadowice để chủ tọa buổi lễ xác nhận trước khi tốt nghiệp. Ấn tượng trước cậu học sinh Karol, giám mục đã hỏi cậu sẽ vào trường dòng chứ? Những Karol đã trả lời rằng: "Con sẽ nghiên cứu văn học Ba Lan và triết học".
Sau khi học xong trung học tại Wadowice, cha ông đưa ông đến Kraków vào tháng 8 năm 1938 khi ông 18 tuổi. Ở đó ông ghi danh vào Đại học Kraków giống như ông anh Edmund. Karol Wojtyła nhanh chóng thích ứng với 1 chương trình rất nặng tại trường đại học bao gồm các môn: Từ vựng và ngữ âm Ba Lan, Văn học trung cổ Ba Lan, Kịch Ba Lan thế kỷ XVIII và thi ca đương đại. Ông đã trở thành một sinh viên triết lý và văn chương rất xuất săc, vừa đồng thời theo học thêm ngành kịch nghệ. Wojtyła nhanh chóng kết bạn với một loạt các thi sĩ và kịch gia. Ông thường lui tới ngôi nhà của gia đình Szkoci - một nhà âm nhạc cừ khôi...
Xem ảnh lớn xin Click vào ảnh muốn xem
... Ông là vị giáo hoàng đầu tiên đứng ra xin lỗi về những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ; là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra hòa giải với Chính thống giáo Đông phương và Do Thái giáo ; Anh giáo ; là vị giáo hoàng đầu tiên đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của các tôn giáo khác như Phật giáo, Khổng giáo, Chính thống giáo Đông phương, Do Thái giáo và Hồi giáo ; là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm một ngôi đền Hồi giáo ở Syria; là vị Giáo hoàng đầu tiên tổ chức ra Ngày Giới trẻ Thế giới hằng năm; và cũng là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm vùng Thánh Địa Jerusalem... ... (biên tập từ Wikipedia)
ĐGH John Paul II bị ám sát ở Vatican
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, ĐGH đã bị một người đàn ông Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Ağca bắn trọng thương khi Ngài đang đứng trên xe chạy vòng quanh Quảng trường Thánh Phêrô như thường lệ.
ĐGH lập tức quỵ xuống vì đau đớn rồi từ từ ngã trong vòng tay các cận vệ. Ngay sau đó, hung thủ thực hiện vụ mưu sát bị cảnh sát tóm gọn. Nhưng kẻ tòng phạm đứng cách đó một đoạn xa thì nhanh chóng chạy thoát.
Viên đạn chỉ đi xuyên qua ổ ruột, cách động mạch vài ly, rồi rớt ngay trong xe, khiến ĐGH dù bị mất đến 2/3 số máu trong cơ thể, nhưng vẫn được cứu sống kịp thời. Các bác sĩ cho rằng nếu viên đạn cắt ngang động mạch, ĐGH sẽ chết tại chỗ hoặc trên đường cấp cứu. Về phần mình, ĐGH lại xem đó như một sự can thiệp lạ lùng của Ðức Mẹ Maria.
Sau khi hồi phục, ĐGH đã tuyên bố với mọi người rằng: "Tôi luôn cầu nguyện cho người anh em đã bắn vào tôi, người tôi đã chân thành tha thứ". ĐGH đã viết thư định gửi cho hung thủ Ağca: "Tại sao anh lại bắn tôi khi mà cả hai chúng ta đều chung đức tin vào Chúa?" Nhưng thay vì gửi bức thư đó, đã quyết định đến gặp Ağca. Năm 1983, ĐGH đến thăm Ağca và tha thứ cho việc ám sát Ngài. ĐGH còn cầu khẩn nhà cầm quyền Ý ân xá cho Ağca. Ngài đã giữ liên lạc với gia đình của Ağca nhiều năm sau đó và đã thăm mẹ Ağca năm 1987.
ĐGH trên giường bệnh
ĐGH bị trúng thương
Khẩu súng nhìn thấy trong vòng tròn trên ảnh
ĐGH với hung thủ Ali Agca
Thăm mẹ của hung thủ Ali Agca
ĐGH vào trại giam thăm kẻ ám sát Ngài
Những ghi nhớ về Sức khỏe của ĐGH Gioan Phaolô II:
Ngày 13 tháng 5,lúc 5:19pm,MehmetAliAgca bắn Đức Giáo Hoàng ở quảng trường thánh Phêrô. Đức Giáo Hoàng đã đượcphẫu thuậttrong 6giờ đồng hồtạibệnh việnGemelli và xuất viện 22 ngày sau.
Ngày 17, ĐGH JohnPaulIIđọc Kinh Truyền Tintạibệnh việnGemelli:"Xin cầu nguyện chocácanh emđã bắntôi,mà tôiđãchân thànhtha thứ".
Ngày20 tháng 6, Đức Giáo Hoàngđượcnhập viện vì vết thương bị nhiễm trùng. Được phẫu thuật vàongày 5 tháng 8và 9 ngày sau đó xuất viện.
Ngày15 tháng 7, 1992 , ĐGH John PaulII lại qua phẫu thuậtđể loại bỏmộtkhối ulành tínhđường ruột. Xuất viện 11ngàysau đó.
Ngày 11 tháng 11 năm 1993, trong một buổi tiếp phái đoàn của Tổ chức nông lương thế giời (FAO) ở Vatican, Ngài đã vấp ở bậc thềm nơi đặt ngai trong phòng đọc kinh tạ ơn, khụy ra sau, ngã xuống sàn nhà và bị trật khớp vai phải. Vaicủa Ngài lại được chỉnh hình trong một tháng..
Ngày 28 tháng 4, ĐGH ngã gãy xương đùi trong buồng tắm. Người ta thông báo rằng Ngài đã trượt chân ngã khi ra khỏi bồn tắm sau khi xả nước. Kể từ đó, Ngài phải dùng gậy chống khi đi. Sau khi trải quaphẫu thuậtthayhông ở bệnh viện Đa khoa Gemelli., 28 ngày sau xuất viện.
Ngày 6 tháng 10 năm 1996, Đức Giáo Hoàngvàobệnh viện đểphẫu thuật cắt bỏruột thừabị viêm. Một tuần sau xuất viện.
Ngày 3 tháng 1 năm 2001,sau nhiều tháng chẩn bệnh, một trong những bác sĩcủaĐức Giáo Hoàngkhẳng địnhrằng Ngài mắcbệnhParkinson.Bàn taytráicủa Ngài run rẩy vàdáng đi chậm, lưng khom.
VỀ BỨC ẢNH ĐỨC MẸ ĐỠ ĐỨC GIÁO HOÀNG
KHI NGÀI BỊ TRÚNG ĐẠN
Việc xảy ra vào 13/5/1981. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị bắn ngay khi đến quảng trường thánh Phêrô để nói chuyện với đám đông tập trung ở đó. Khi bị bắn, Ngài vẫn đang cầm tràng hạt trên tay, báu vật mà Ngài luôn giữ bên mình. Khi ngã xuống, một người phụ nữ chạy đến và ôm lấy Ngài. Điều này được thể hiện qua bức ảnh trên. Bức ảnh được chụp tình cờ bởi một người trong đám đông. Người phụ nữ biến mất nhanh như khi xuất hiện. Tay súng bị bắt tại quảng trường và kết án chung thân. Đức GH bị thương nặng nhưng cũng phục hồi sau ca phẫu thuật và thời gian dài hồi sức. Thực ngạc nhiên là những viên đạn chỉ sượt qua những bộ phận quan trọng bên trong cơ thể Ngài. Khi hồi phục hoàn toàn, điều đầu tiên Ngài yêu cầu là chuỗi Mân Côi. Ngài nói rằng, Ngài đã gục vào Mẹ Maria khi những viên đạn xuyên qua. Chắc chắn rằng, ĐGH có thói quen luôn cầu nguyện với tràng hạt. Ngài đã từng nói rằng: “Cách cầu nguyện tốt nhất tôi thích là lần chuỗi Mân Côi”.
Joaquin Navarro Valls, người phát ngôn của Vatican, nói rằng họ đã làm nhiều cuộc nghiên cứu trong nhiều năm về bức hình khó tin này và do bức hình mờ, không nhận rõ. Cuối cùng, sau nhiều cuộc họp và kiểm tra bởi các chuyên gia trong ngành nhiếp ảnh trên khắp thế giới, họ quyết định rằng, không có sự chỉnh sửa nào trong đó. Và ngày nay, họ gởi cho chúng ta món quà từ Mẹ Thiên Chúa. Ta có thể nhìn thấy Đức Mẹ ôm ĐGH trong tay. Thật đẹp phải không?
Tôi không cần biết bạn có tin tôi hay không, nhưng theo những người tin vào bức hình này, Đức Cha Thomas Wénski đã dựng lại bức hình trên cửa sổ kính cơ ngơi của Ngài ở Florida. Bạn có thể xem dưới đây:
Cai quản Giáo hội Công giáo
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chủ sự 51 nghi lễ phong thánh cho 482 người và 147 nghi lễ phong chân phước cho tất cả 1338 người. Nhiều người hơn tất cả những giáo hoàng trước. Việc ĐGH có phong thánh cho nhiều người hơn số người được những giáo hoàng trước phong thánh cộng lại khó xác minh được vì hồ sơ việc phong thánh lúc ban đầu còn thiếu sót. Trong số những người được phong thánh có Anuarite Negapeta, một nữ tu người Phi bị một tên lính Simba ở Daia sát hại trong lúc bảo vệ sự trinh tiết của mình; Peter Toror, một nhà truyền giáo ở Paua Niughinê đã bị sát hại trong một trại tù binh chiến tranh của Nhật bản trong thế chiến thứ hai; người được tấn phong gây nhiều tranh cãi nhất là Josemaria Escriva de Balague, người sáng lập tổ chức Thiên chúa giáo thần bí Opus Dei. Giáo hoàng Gioan Phaolô cũng được cho là người đã có những mối quan hệ với tổ chức này. Đặc biệt trong số những người được phong thánh có 117 vị thánh tử đạo Việt Nam được Ngài tuyên phong tại thành Rôma ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Năm 1984, ĐGH đã thành lập Học viện Sahel để đặc trách việc trợ giúp phát triển cho các quốc gia vùng sa mạc Sahara. Tháng 2 năm 1992, ĐGH Gioan Phaolô đã thành lập Quỹ phát triển Populorum Progressio để trợ giúp cho các nhóm thổ dân Mỹ Latinh. ĐGH cũng đã thành lập Hàn lâm viện Giáo hoàng về sự sống và các khoa học xã hội, lập Ngày Quốc tế Bệnh Nhân, Ngày Quốc tế Ðời Tận Hiến và Ngày Giới Trẻ Thế giới.
Trong suốt thời gian làm giáo hoàng, Ngài đã gặp 17,6 triệu khách hành hương trong 1160 lần tại Quảng trường Thánh Phêrô vào mỗi ngày Thứ Tư. Khoảng 8 triệu khách hành hương trong Năm Thánh 2000. ĐGH đã 737 lần tiếp các nhà lãnh đạo quốc gia và 245 lần các thủ tướng quốc gia.
ĐGH đã được cả hai chính phủ Chilê và Áchentina nhờ can thiệp về vấn đề kênh Beagle "với mục đích hướng dẫn và giúp họ trong việc giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp". Đây là một vấn đề quan trọng đối với Vatican và lần thứ hai sau một thế kỷ, Giáo hoàng lại một lần nữa được yêu cầu đóng một vai trò trong các cuộc thương lượng quốc tế.
Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ĐGH Gioan Phaolô II đã tổ chức 9 mật nghị để phong tước cho 232 hồng y, trong đó có một vị "còn giữ kín"; đã bổ nhiệm trên 3,5 ngàn trong số gần 4,2 ngàn giám mục trên thế giới. Ngài đã gặp từng người trong các giám mục một số lần qua nhiều năm, nhất là khi họ viếng thăm Tòa thánh 5 năm một lần.
ĐGH đã chủ sự 15 Thượng Hội Đồng Giám Mục: 6 thường lệ (1980 về gia đình, 1983 về thống hối và hòa giải, 1987 về giáo dân, 1990 về linh mục, 1994 về tu sĩ, 2001 về giám mục), 1 ngoại lệ (1985 Công đồng Vatican II 20 năm sau) và 8 đặc biệt (1980 cho Hà Lan, 1991 cho Châu Âu lần nhất, 1994 cho Châu Phi, 1995 cho Liban, 1997 cho Châu Mỹ, 1998 [2] cho Châu Á và Châu Đại Dương, 1999 cho Châu Âu lần hai).
Vào ngày 14 tháng 3 năm 2004, Ngài trở thành vị Giáo hoàng thứ 3 trong số những vị Giáo Hoàng có thời gian ở ngôi lâu dài nhất, sau Thánh Phêrô (từ 34 đến 37 năm) và ĐGH Piô IX (31 năm, 7 tháng, 23 ngày).
Với vai trò Giáo Hoàng, Ngài đã viết 14 thông điệp, 14 tông huấn, 11 tông hiến, 42 tông thư và 22 tự sắc chưa kể đến hằng trăm sứ điệp và thư tín khác nữa. Để sửa soạn cho Năm Thánh 2000, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết tông thư "Tiến đến Thiên niên kỷ thứ Ba" (Tertio Millennio Adveniente) đề ngày 10 tháng 11 năm 1994.
Xin lỗi:
Đức Gioan Phaolô II đã xin lỗi những người Do Thái, Galileo, phụ nữ, những nạn nhân của Tòa án dị giáo, những người Hồi giáo bị Thập Tự Quân tàn sát, và tất cả những người đã chịu đau khổ dưới bàn tay của Giáo Hội Công Giáo trong những năm tháng qua. Ngay khi chưa làm Giáo Hoàng, Ngài đã biên soạn và ủng hộ các sáng kiến như Lá thư Hòa giải của Giám Mục Ba Lan gửi Giám Mục Đức vào năm 1965. Đến khi trở thành Giáo Hoàng, Ngài đã chính thức công khai xin lỗi cho hơn 100 điều sai trái, bao gồm:
Vụ xử án nhà bác học và triết gia Galileo Galilei, một người mộ đạo, vào khoảng năm 1633 (vào ngày 31 tháng 10 năm 1992).
Những dính líu của Công Giáo trong những cuộc buôn bán nô lệ châu Phi (vào ngày 9 tháng 8 năm 1993).
Vai trò của Giới tăng lữ Giáo Hội trong những vụ hỏa thiêu và chiến tranh tôn giáo sau cuộc Cải cách Kháng cách (vào tháng 5 năm 1995, tại Cộng hòa Séc).
Các đối xử bất công đối với phụ nữ, vi phạm quyền phụ nữ và sự phỉ báng trước đây đối với phụ nữ (vào ngày 10 tháng 7 năm 1995, trong thư gửi "mọi phụ nữ").
Sự im lặng và làm ngơ của nhiều người Công Giáo trong cuộc Diệt chủng người Do Thái (ngày 16 tháng 3 năm 1998).
Quá trình phong thánh
Ngày 28 tháng 4 năm 2005, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI trong buổi tiếp kiến Hồng Y Jose Saraiva Martins, Bộ trưởng Bộ Phong Thánh, đã chấp thuận miễn chuẩn quy định chờ 5 năm sau khi qua đời, để có thể mở liền ngay án phong chân phước và phong thánh cho cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Ngày 9 tháng 5 năm 2005, Hồng Y Jose Saraiva Martins và Tổng Giám Mục Edward Nowak, tổng thư ký của Bộ Phong Thánh, đã viết thư gởi cho Hồng Y Camillo Ruini, đại diện của giáo hoàng, để chính thức loan báo tin này. Trong ngày lễ kính Ðức Mẹ Fatima 13 tháng 5 năm 2005, và cũng là ngày kỷ niệm 24 năm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị mưu sát, Giáo Hoàng Benedictô XVI đích thân đọc bức thư này, trong cuộc tiếp kiến hàng giáo sĩ Roma, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Laterano - nhà thờ chính tòa của Giáo phận Roma.
Ngày 29 tháng 5 năm 2005, nhật báo Quan sát viên Roma và nhật báo Tương Lai đã cho đăng chỉ dụ của Hồng Y Camillo Ruini. Bắt đầu thu thập tài liệu về cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để làm án phong chân phước và phong thánh.
Toà án Giáo Hội tại Ba Lan đã bắt đầu công việc lập hồ sơ phong thánh vào tháng 11 năm 2005 tại Kraków, nơi Gioan Phaolô II đã trải qua phần lớn cuộc đời trước khi được chọn lên kế vị Phêrô. Công việc chính của toà án này là lắng nghe các nhân chứng tại Ba Lan về cuộc đời của Gioan Phaolô II.
Ngày 2 tháng 4 năm 2007, Giáo phận Roma đã chính thức hoàn tất việc điều tra ở cấp giáo phận về cuộc đời, các nhân đức và danh tiếng của Gioan Phaolô II.